Cùng là món ăn chế biến từ chân giò và cực kỳ bổ dưỡng, nhưng trái với món chân giò hầm thuốc bắc được chế biến khá cầu kỳ thì món chân giò hầm ngũ vị lại có cách chế biến đơn giản hơn rất nhiều. Chỉ cần qua vài công đoạn đơn giản là bạn đã có ngay cho mình đĩa chân giò hầm ngũ vị hương ngon miệng rồi. Hãy cùng Bếp Ông già IKA bắt tay vào làm thử nhé.
1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
Nguyên liệu chính để làm chân giò hầm ngũ vị
- 1 chiếc chân giò heo
- 10g hoa hồi khô
- 5g quế khô
- 5g nguyệt quế
- 10g hành tím
- 10g tỏi
- 10g gừng
- 5g hạt tiêu
- 2 thìa canh nước tương
- 1 thìa canh dầu hào
- 1 thìa cà phê hạt nêm
- 2 thìa canh đường nâu
- 2 thìa canh rượu gạo
- 500ml nước dừa
- Muối tinh
BỎ TÚI: Công thức làm chân giò hầm Hàn Quốc tại nhà khiến dân tình mê mẩn
2. Cách làm chân giò hầm ngũ vị
Bước 1: Sơ chế và trụng chân giò
Chân giò mua về bạn rửa sạch sau đó chặt thành từng khúc dày khoảng 2 đốt ngón tay.
Mặc dù đã được rửa bằng nước lạnh nhưng chân giò sống khi mua về khó tránh khỏi bị hôi, nếu chỉ rửa bằng nước lạnh là chưa đủ. Chính vì vậy, việc trụng sơ trước khi chế biến là việc nên làm để khử sạch mùi hôi của chân giò. Đồng thời cũng làm cho màu sắc của chúng được đẹp mắt hơn. Ngoài ra, việc chần qua nước sôi cũng giúp loại sạch đi các bụi bẩn bám vào trên bề mặt chân giò khi bày bán.
Trụng sơ để làm sạch chân giò
Để trụng chân giò, bạn đặt một nồi nước lên bếp, cho vào một chút muối tinh để khử mùi hôi.
Khi nước đã sôi, thả từng miếng chân giò vào trụng sơ trong khoảng 2-3 phút rồi vớt ra rửa sạch.
Bước 2: Ướp chân giò
Sau khi trụng, bạn gắp chân giò ra để ráo nước. Sau đó, cho chân giò vào một bát tô, cho vào lần lượt các gia vị: 2 thìa canh nước tương + 1 thìa canh dầu hào + 1 thìa cà phê hạt nêm
Ướp chân giò cho gia vị ngấm đều vào miếng thịt
Dùng găng tay nilon để trộn đều cho gia vị thấm đều vào tất cả các miếng thịt. Ướp trong khoảng 15 phút.
Bước 3: Rang các nguyên liệu khô
Rang các nguyên liệu khô
Trong thời gian chờ ướp chân giò, bạn bắc một chiếc chảo lên bếp. Chờ chảo nóng thì cho vào: 10g hoa hồi khô + 5g quế cây + 5g lá nguyệt quế + 10g hành tím + 10g tỏi + 10g gừng + 5g hạt tiêu và đảo đều trên chảo.
KHÁM PHÁ NGAY: Lợi ích của chân giò hầm thuốc bắc đối với sức khỏe
Bước 4: Làm chân giò hầm ngũ vị
Hầm chân giò ngũ vị
Sau khi chân giò đã ướp xong và ngấm đều gia vị, bạn đặt một chiếc nồi lên bếp, xếp các miếng chân giò vào nồi kèm với sốt ướp. Đổ hỗn hợp gia vị khô vừa rang vào cùng. Thêm 2 thìa canh đường nâu, 2 thìa canh rượu gạo, 500ml nước dừa tươi vào và đậy nắp nồi lại. Hầm chân giò 2 tiếng với lửa vừa.
Bước 5: Trình bày và thưởng thức
Sau 2 tiếng hầm, thịt chân giò lúc này đã mềm nhừ và tỏa hương thơm lừng. Mùi thịt hòa quyện với hương quế, hoa hồi cùng các gia vị khác tạo nên một bức tranh hương vị đầy màu sắc. Thêm vào đó, từng miếng thịt chân giò với lớp da vàng ruộm bắt mắt khiến bất kỳ ai cũng không thể cưỡng lại được mà muốn thưởng thức món chân giò hầm ngũ vị ngay tức khắc.
Thành phẩm chân giò hầm ngũ vị
Khi ăn, lớp da béo ngậy, lớp thịt bên trong màu hồng tươi, mềm rục như tan ngay trong miệng cũng sẽ khiến bạn không thể dừng đũa mà đánh bay cả đĩa lúc nào không hay.
Giống như chân giò hầm thuốc bắc, đây cũng là món thịt hầm thường dùng để bồi bổ cho những người có sức khỏe yếu hoặc có tác dụng lợi sữa đối với bà mẹ đang cho con bú.
THỬ NGAY: Cách làm món chân giò hầm sữa thơm ngon, bổ dưỡng cực tiện lợi
3. Các cách sơ chế giúp khử sạch mùi hôi của chân giò heo
Cách 1: Thui chân giò heo
Cách làm: Bạn có thể sử dụng khò hoặc đốt rơm, than hoa sau đó thui sơ qua cho phẩn bì chuyển màu nâu là được. Tuy nhiên với cách này, bạn cần phải lưu ý không nên để lửa to quá dễ bị cháy khét.
Thui chân giò heo bằng rơm
Chân giò heo được thui qua sẽ dậy lên mùi thơm và giúp món ăn của bạn thêm phần hấp dẫn. Ngoài ra cách làm này còn làm sạch những sợi lông cứng của chân giò. Những chiếc chân giò thui thường được dùng để chế biến món giả cầy hay rượu mận là thích hợp nhất.
Cách 2: Trụng (chần) sơ qua bằng nước sôi
Đây là cách làm được sử dụng trong món thịt chân giò hầm ngũ vị kể trên. Cách làm này giúp khử mùi hôi hiệu quả và giúp màu sắc chân giò trông bắt mắt hơn. Đồng thời rửa sạch các bụi bẩn bám trên bề mặt của chúng.
Sơ chế bằng cách trụng sơ chân giò
Ngoài áp dụng trong món chân giò hầm ngũ vị, cách làm này còn được sử dụng để sơ chế chân giò khi làm các món như: canh chân giò, cháo chân giò, chân giò kho,...
Cách 3: Sơ chế chân giò bằng nước cốt chanh, rượu hoặc giấm
Ngoài 2 cách kể trên, bạn cũng có thể sử dụng giấm, chanh hoặc rượu để làm sạch chân giò. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng các nguyên liệu này chà sát lên bề mặt chiếc chân giò là đã có thể đẩy lùi được mùi hôi khó chịu của chân giò. Đặc biệt, cách làm này tuy đơn giản nhưng lại có tính sát khuẩn cao, triệt tiêu các tác nhân gây bệnh trên chân giò.
Sơ chế bằng chanh, giấm hoặc rượu
Khi nấu các món như canh chân giò hầm rau củ, bánh canh, bún, hủ tiếu giò heo bạn có thể sơ chế theo cách này.
Cách 4: Sử dụng muối hột
Tương tự như chanh, rượu, giấm, sử dụng muối hột để xoa đều, bóp và chà xát xung quanh chiếc chân giò sau đó đem rửa sạch cũng là một cách làm sạch chân giò trước khi chế biến.
Sơ chế bằng muối hột
Qua bài viết trên đây, bạn đã biết được cách chế biến món chân giò hầm ngũ vị vô cùng đơn giản và dễ làm. Nếu như thích ăn chân giò mà muốn thay đổi khẩu vị, bạn cũng có thể thêm “Chân giò hầm thuốc bắc” thơm ngon bổ dưỡng vào danh sách các món ăn được chế biến từ nguyên liệu này. Và để tiết kiệm thời gian, công sức mà vẫn được ăn ngon thì chân giò hầm thuốc bắc của Ông già IKA là lựa chọn bạn chắc chắn không nên bỏ qua nha. Chúc bạn và gia đình sẽ có những bữa ăn thật ngon miệng!